Lịch sử Lục_quân_Đế_quốc_Áo-Hung

1867-1914

Hình vẽ kỵ binh Áo-Hung vào năm 1898

Trong thời kỳ 1867-1914, Đế quốc Áo-Hung không tham gia cuộc chiến lớn nào ngoại trừ các cuộc xung đột quân sự nhỏ. Tuy nhiên, bộ tham mưu quân sự nước này vẫn chuẩn bị kế hoạch cho các cuộc chiến tranh (nếu có) với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Ý, SerbiaĐế quốc Nga.[2]

Cuối thế kỷ 19, lục quân Áo-Hung được huy động đàn áp các cuộc nổi dậy tại khu vực nội thành đế quốc: năm 18821887 tại Viên[3] và đặc biệt là những người theo chủ nghĩa dân tộc Đức tại Graz và những người theo chủ nghĩa dân tộc Séc tại Prague vào tháng 11 năm 1897.[4] Tại Trieste năm 1902, quân lính dưới quyền Conrad von Hötzendorf cũng được sử dụng để chống lại cuộc nỗi dậy của người Ý vào năm 1902.[5]

Cuộc chiến lớn nhất mà Lục quân Áo-Hung tham gia trong giai đoạn này là chiến dịch tại Bosnia và Herzegovina vào mùa hè năm 1878. Khi lính Áo-Hung dưới quyền Josip FilipovićStjepan Jovanović tiến vào khu vực này, họ dự tính sẽ không gặp hoặc gặp rất ít sự kháng cự nhưng thực tế người Hồi giáoChính Thống giáo Đông phương đã chống cự mạnh mẽ. Hậu quả là thương vong của Lục quân Áo-Hung sau chiến dịch lên đến hơn 5.000 người và sự khốc liệt không thể lường trước của chiến dịch đã khiến cho các chỉ huy quân sự và các nhà lãnh đạo chính trị trở nên bất đồng với nhau.[6]

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Lính Áo-Hung đang tấn công lính Ý tại mặt trận Isonzo năm 1917Tù binh Áo-Hung tại Nga năm 1915

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia khiến cho Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand tại Sarajevo, Bosna.Trong phương án chiến lược xây dựng vào năm 1909, khi chiến tranh bùng nổ, trọng điểm của chiến lược là đối phó với Đế quốc Nga.[7]

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Lục quân Đế quốc Áo-Hung đã phải chiến đấu trên nhiều mặt trận, gồm các mặt trận chính như sau:

  • Chiến trường Balkan: bắt đầu từ ngày 28 tháng 7 năm 1914, đánh nhau với Serbia. Áo-Hung bị Serbia nhiều lần đánh bại trong năm 1914 như tại Trận CerTrận Kolubara, trước khi phối hợp cùng với BulgariaĐế quốc Đức chiếm toàn bộ Serbia vào cuối năm 1915.[8]
  • Chiến trường phía Đông: bắt đầu từ tháng 8 năm 1914, đánh nhau với Đế quốc Nga. Sự thảm bại mà Áo-Hung phải gánh chịu trong mùa thu năm 1914 trước Nga đã loại quân đội nước này ra khỏi vai trò chủ yếu trên mặt trận này.[9] Mùa hè năm 1915, Áo-Hung với Đức giành thắng lợi lớn trong cuộc tấn công Gorlice-Tarnow nhưng đến năm 1916, thương vong cực kỳ lớn sau Cuộc tổng tấn công của Brusilov đã khiến Áo-Hung phải phụ thuộc nghiêm trọng vào quân Đức trên Mặt trận phía Đông và Bộ Tư lệnh Áo-Hung trên Mặt trận phía Đông coi như hợp nhất với Bộ Tư lệnh Đức. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, Hòa ước Brest-Litovsk được ký kết, nước Nga Xô Viết rút khỏi chiến tranh và mặt trận phía Đông chấm dứt.
  • Chiến trường Ý: bắt đầu từ ngày 23 tháng 5 năm 1915 khi Ý tuyên chiến với Áo.[10] Chiến sự tại đây kéo dài suốt ba năm rưỡi và ở trong tình trạng giằng co là chính dù quân Ý có quân số áp đảo Áo-Hung, nổi bật có Trận Caporetto nơi liên quân Đức, Áo-Hung gây ra thiệt hại 11.000 người chết, 20.000 người bị thương và bắt 275.000 tù binh cho quân đội Ý. Trận Vittorio Veneto từ cuối tháng 10 đến ngày 3 tháng 11 năm 1918 đã đánh dấu sự kết thúc của mặt trận Ý trong Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng như sự tan rã của Đế quốc Áo-Hung.
  • Chiến trường România: bắt đầu từ ngày 27 tháng 8 năm 1916, đánh nhau với România. România nhanh chóng bị liên quân Đức, Áo-Hung và Bulgaria đánh bại và đến ngày 6 tháng 12 năm 1916, thủ đô Bucharest của România đã bị phe Liên minh Trung tâm chiếm.[11]

Từ ngày 24 tháng 10 năm 1918, chính phủ Hungary đã bắt đầu lệnh cho lính Honvéd và lính Hungary trong Lục quân Liên hợp tại mặt trận Ý rút khỏi quân đội đế quốc và hồi hương ngay lập tức để bảo vệ Hungary từ phía nam.[12] Ngày 3 tháng 11 năm 1918, hiệp định đình chiến giữa Áo-Hung và Ý đã được ký tại Villa Giusti và ngày này cũng chính thức đánh dấu sự chấm dứt của Quân đội Đế quốc Áo-Hung.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lục_quân_Đế_quốc_Áo-Hung http://www.oldphoto.info/ http://www.uniforminsignia.net/show.php?podkategor... http://www.austro-hungarian-army.co.uk/ http://books.google.com.vn/books?id=OKMuAgAAQBAJ&p... http://books.google.com.vn/books?id=ZEpLBAAAQBAJ&p... http://books.google.com.vn/books?id=ZM03HQ7iNWEC&p... http://books.google.com.vn/books?id=mkFdAgAAQBAJ&p... https://archive.org/details/armyoffrancisjos00gunt https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Austro...